1. Miền Bắc
Mâm quả của người miền Bắc phải tuân thủ theo nguyên tắc “ngoài lẻ trong chẵn”, các cụ cho rằng số lượng mâm quả phải là số lẻ (1,3,5,7) là số dương tượng trưng cho thịnh vượng phát triển. Trong mỗi mâm quả, số sính lễ phải là số chẵn, đi theo cặp người ta quan niệm vợ chồng là phải có cặp có đôi, đồng vợ đồng chồng.
Tráp cưới đẹp được chuẩn bị rất chu đáo và kỹ lưỡng bao gồm:
- 5 tráp cưới hỏi bao gồm: Mâm trầu cau, chè, hạt sen, rượu và trà, bánh cốm.
- 7 tráp bao gồm: tương tự 5 tráp và có thêm mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.
- 9 tráp bao gồm: tương tự 7 tráp và có thêm lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.
Set mâm quả rồng phụng hiện đại Tone đỏ tươi (Size lớn) của Forever Feast
2. Miền Trung
Số lượng mâm quả miền Trung cũng giản đơn như chính con người họ. Người miền Trung giản dị thật thà, không cầu kì, mâm quả miền Trung chỉ một yêu cầu nhỏ là phải luôn có đủ 4 sính lễ: trầu cau, chè rượu, bánh phu thê và nến tơ hồng. Cũng như người miền Nam, số lượng mâm quả miền Trung ưa thích là số chẵn, họ mong muốn đôi tân lang tân nương làm gì cũng đồng bộ tương xứng, “đồng vợ đồng chồng”.
Các mâm quả của miền Trung có thể có:
- 5 tráp cưới đẹp gồm: Mâm trầu cau; trà, rượu và nến; bánh phu thê; xôi gấc + gà luộc; trái cây.
- 6 tráp bao gồm: tương tự 5 tráp và có thêm nem chả (hoặc chè).
Set mâm quả hiện đại Tone xanh dương Pastel (Size trung bình) Forever Feast
3. Miền Nam
Trái lại với miền Bắc, mâm quả cưới miền Nam thường là số chẵn: 4, 6, 8, 10. Con số 6 và 8 thường được các gia đình chọn nhiều nhất, bởi 2 con số này tượng trưng cho tài lộc, may mắn và hạnh phúc, đủ đầy.
Dễ dàng thấy được trong đám cưới miền Nam số lượng mâm quả thường là 6, số 6 mang lại tài lộc, may mắn, và hơn hết phù hợp với kinh tế đại đa số gia đình. Sính lễ ba miền đều có nét tương đương nhau, chỉ có đôi chút khác nhau về cách sắp xếp bài trí.
Các mâm quả của miền Nam, bao gồm:
- 6 tráp bao gồm: Mâm trầu cau; bánh su sê; trà, rượu và nến; xôi gấc khuôn trái tim; hoa quả và mâm heo quay.
- 8 tráp bao gồm: tương tự 6 tráp và có thêm bánh kem; áo dài, vòng vàng, nhẫn cưới.
Set mâm quả hiện đại Tone đỏ (Size trung bình) của Forever Feast
4. Ý nghĩa của các lễ vật
Trầu cau: trầu cau là biểu tượng của sự bền chặt, sắt son giữa những cặp vợ chồng, với ý nghĩa mong muốn các cặp đôi yêu nhau thủy chung trọn đời.
Trái cây: Tùy theo gia đình, có thể chọn một loại hoặc kết hợp các loại. Ý nghĩa mong cuộc sống hôn nhân lúc nào cũng được no đủ, ngọt ngào. Bên cạnh đó, mâm quả này còn đại diện cho “con đàn cháu đống”, cặp đôi uyên ương sẽ mãi ngọt ngào như thuở còn son.
Bánh: Ở miền Nam, các gia đình thường chọn bánh kem hoặc bánh bông lan. Tại miền Trung là bánh cốm. Còn miền Bắc thường là bánh su sê. Tuy nhiên, chung quy lại là mong người dâu đảm — đặc trưng của phụ nữ Việt.
Theo tục cưới hỏi xưa, bánh phu thê, cốm, đậu xanh là những món bánh được dùng cho tráp quả ngày cưới với hy vọng tình cảm phu thê ngọt ngào, đồng thuận ấm no.
Trà, rượu, nến: Đây là mâm quả được dâng lên bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa và sự trang trọng nhất định. Rượu và trà mang đến những vị chát và đắng với mong muốn dù xảy ra chuyện gì đi nữa vợ chồng cũng nên đồng lòng và sống bên nhau đến trọn đời. Trà rượu là món sinh lễ quan trọng được dâng lên bàn thờ tổ tiên mong sự chứng giám và cầu phúc từ ông bà cho đôi vợ chồng trẻ.
Xôi gấc, gà, heo quay: Xôi gấc là món ăn tượng trưng cho ngành lúa nước lâu đời của người dân Việt Nam. Xôi thể hiện sự ấm no, đầy đủ kèm theo gà luộc cuộc sống có nhiều may mắn.
Như các quốc gia châu Á khác, màu đỏ ngụ ý sự may mắn hạnh phúc. Còn những món cơm dẻo mang đến sự bền chặt thuỷ chung. Và heo quay đem lại sự dư giả cho cặp đôi hạnh phúc. Tựu chung lại, mâm quả xôi gấc, gà và heo quay ngụ ý cho ấm no, cuộc sống sung túc.
Mâm quả khác: Đây là mâm quả không bắt buộc, tùy vào tục lệ của mỗi nơi. Áo dài hay những món trang sức (thường là vàng) là tráp nhà trai dành riêng cho cô dâu nếu có điều kiện. Như món quà để dành, nhà trai hy vọng cặp đôi sẽ được chăm lo kĩ lưỡng, an tâm xây dựng tổ ấm mà không phải khó khăn, thiếu thốn sau khi cưới.
Comments